Giải ngố bằng ngôn ngữ dễ hiểu, về “một tuần điên rồ” vừa qua, tại sao chỉ thời gian ngắn mà hàng loạt hãng công nghệ lớn liên tiếp tung ra các sản phẩm AI.
1. Bard ra đời – Thuộc hàng thái tử, nhưng gặp nhiều áp lực
– Khác với ChatGPT là con nhà nghèo, từ khởi nghiệp mà giàu có (Open AI). Còn Bard – sinh ra từ vạch đích, nên những kỳ vọng là rất cao.
– Bard, tên đầy đủ Google Bard. Là học sinh mới của lớp AI, gia đình thuộc tầng lớp đại gia, quý tộc (Google), nhưng vì vậy mà chịu một áp lực học hành kinh khủng. Trong lớp, có một bạn học tên ChatGPT, nay đã là học sinh giỏi (GPT-4). Vì cạnh tranh cao, chỉ cần Bard nói sai một chút là người ta lại lôi ChatGPT ra so sánh, làm gì sai cũng bị nói, rất tội nghiệp.
– Tuy Bard học chưa giỏi nhưng rất có tố chất, Bard đang đi từng bước chậm rãi, Bard sợ sai ảnh hưởng đến uy tín gia đình nên cẩn thận quá mức, chính vì vậy Bard không có tính hài hước – (Điều đã làm nên thương hiệu của ChatGPT), Bard cũng khó gần (chỉ mới mở tại UK/US) nên hiện ít người quan tâm, nhưng khả năng sẽ trở thành đối thủ lớn nhất của ChatGPT vì khi đã tăng tốc, Bard sẽ giỏi ở cấp số nhân.
– Người ta có bằng chứng để chứng minh Bard và ChatGPT là anh em cùng cha khác mẹ (cùng chạy model Transformer của Google), thế lại càng thêm áp lực. Không thể nào Bard là con đẻ lại thua được.
2. Mid Journey V5, Bing Image (Dall-e), Adobe AI, Nvidia text to 3D: Khi đạo đức thì cũng phải ưu tiên kinh doanh
Một bức ảnh chất lượng thì giá trị hơn ngàn lời nói.
Trước đây, để có bức ảnh đẹp, thì phải biết cách chụp, phải biết vẽ, phải thuộc tầng lớp nghệ nhân, nghệ sĩ mới sáng tạo được. Ấy thế mà, tầng lớp trên đang lo sợ một viễn cảnh thất nghiệp và đơn đặt hàng giảm sút vì công nghệ text to image/text to art.
Chỉ trong 1 tuần, các ông lớn công nghệ đều đồng loạt ra mắt AI của riêng mình, không ai chịu thua, bỏ qua mọi nỗi lo ngại về những rủi ro do AI mang lại, hay các hình ảnh lan truyền sai sự thật, miễn sao không thua kém đối thủ.
Vậy cùng điểm qua “số má” mấy ông này thế nào:
1. Mid Journey: Đây chính là “kẻ phá bĩnh công nghệ”, ám chỉ startup này đầu năm 2022 demo một sản phẩm, chỉ cần nhập vài câu lệnh bằng text, thì ngay lập tức AI sẽ kết hợp hàng tỷ tham số hình ảnh đã huấn luyện, cho ra những bức ảnh 3D, HD, siêu thực, tuyệt đẹp, thứ có nằm mơ nhiều người cũng không dám nghĩ. Ngay lập tức, thế giới đổ xô đi thử và bắt đầu mê mẩn.
2. Dall-E (Open AI): Trước khi Mid Journey quyết định tung ra công chúng, Open AI cũng sở hữu công nghệ Text to art/image này, nhưng họ không dám công khai vì sợ rủi ro truyền thông khi AI có thể tạo các hình ảnh độc hại không kiểm soát. Sau khi Mid Journey gây được tiếng vang và sợ đi sau, CEO Sam Altman đã quyết định tung bản API này cho cộng đồng phát triển và mở rộng cho công chúng vào cuối năm 2022. Đạo đức thì vẫn phải ưu tiên kinh doanh chứ.
3. Bing Image: Microsoft trước có một team tên là “Đạo đức AI”. Team này chuyên đi check xem mấy cái công nghệ AI này có hại cho công chúng không.
Nhưng giữa tháng 3 vừa qua, Microsoft đã sa thải toàn bộ vì không còn muốn nghe câu: “Không nên sếp ơi” nữa.
Bing sử dụng công nghệ từ Dall-E có huấn luyện và tinh chỉnh mô hình AI và kết quả, chất lượng tốt hơn hẳn so với Dall-E.
Tuy vậy, Dall-E có một tính năng độc đáo mà các đơn vị khác (kể cả Bing) không có được và cực thú vị, mình sẽ hướng dẫn và chia sẻ trong bài tiếp theo.
4. Từ Adobe Firefly đến Shutterstock/Canva đều ra mắt AI
Tất cả đơn vị này đều giới thiệu AI (text to art/graphic/text to video) trong tuần này. Nhưng điều khiến họ gia nhập cuộc chơi nhanh chóng là vì sử dụng hạ tầng Cloud Nvidia Piccaso và ứng dụng các mô hình AI có sẵn.
Điểm mạnh các đơn vị này là có nguồn dữ liệu lớn và rất hiểu người dùng, sẽ có các AI rất chất lượng phục vụ thiết kế, đồ họa. Lúc đó, chúng ta không cần phải di chuyển chuột nhiều để vẽ nữa mà chỉ cần ra lệnh bằng đoạn text hoặc lời nói. Thế các trung tâm dạy đồ họa phải update ngay chứ không thầy lại vẽ xấu hơn trò.
5. Nvidia AI
“Ngư ông đắc lợi” chính là từ khóa mô tả đúng nhất cho Nvidia.
Hiểu đơn giản, nếu hồi dịch Covid-19, những DN được lợi nhuận khủng nhất chính là đơn vị sở hữu vacxin như Pfizer, AstraZeneca.
Thì với công nghệ AI, Nvidia chính là đơn vị chiếm hơn 86% thị phần chip AI. Chip Nvidia A100 được dùng để chạy hầu hết các siêu máy tính AI trên thế giới. Chưa hết, tuần rồi, Nvidia cũng giới thiệu bản demo Text to 3D (vẽ 3D chỉ từ các đoạn text).
WOW, phải nói là “điên rồ”.
Chúng ta thực sự đang ở trong làn sóng nhanh không tưởng tượng được, khi mà tấm khiên “đạo đức AI” đã bị phá bỏ. Các hãng công nghệ liên tiếp tung ra các sản phẩm phục vụ người dùng, họ không còn lo ngại ảnh hưởng của AI mà sẽ chỉ quan tâm mình có đang đi trước đối thủ.
—
Tại Việt Nam, công nghệ AI cũng đang lan tỏa mọi ngóc ngách. Ngày 15/2 thời báo uy tín Nikkei Asia đã có bài phỏng vấn mình về làn sóng ứng dụng ChatGPT và đề cập Startup AI của Việt Nam: LovinBot: Trợ Lý Viết Content Bằng AI ra mắt dành riêng cho người Việt. Đây là sản phẩm AI phục vụ viết content, sử dụng công nghệ lõi GPT-3.5 Turbo hiện đang FREE.
—————————————
Dẫn bài thoải mái, vui lòng trích nguồn Đặng Hữu Sơn ạ
Leave a Reply